Đối với những ai làm trong lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu thì hàng LCL là khái niệm khá cơ bản và quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những ai mới bắt đầu kinh doanh hoặc mới bước vào lĩnh vực này thì thuật ngữ hàng LCL sẽ khiến nhiều người khó hiểu và thắc mắc. Vậy, hàng LCL là gì, cùng tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Hàng LCL là gì? 5 điều dân kinh doanh cần biết
LCL được viết tắt từ cụm từ Less than Container Load (tạm dịch là hàng không xếp đủ một Container). Hàng LCL được hiểu là hàng hóa không đủ số lượng/ trọng lượng để xếp vào một container trong quá trình đóng hàng và vận chuyển quốc tế, do đó số hàng hóa này cần phải được ghép lại với những hàng hóa khác của các chủ hàng khác.
Bên cạnh khái niệm hàng LCL, thì hàng FCL (được viết tắt từ cụm từ Full Container Load, tạm dịch là hàng nguyên Container) cũng dễ gây nhầm lẫn với nhiều người. Để hiểu hơn về hai khái niệm trên, bạn có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây:
Hàng LCL và hàng FCL sẽ có nhiều điểm khác biệt
Để hiểu rõ hơn về hàng LCL, bạn có thể tham khảo và tìm hiểu thêm về những khái niệm liên quan sau đây:
Nếu như hàng LCL là hàng không đủ xếp vào một container thì LCL Shipments được hiểu là những lô hàng LCL lẻ của những chủ hàng khác nhau. Đây là những lô hàng đang được tập hợp để đủ chất đầy một container hàng.
Ngược lại với hàng CLC thì hàng FCL là hàng có thể xếp đầy một hoặc nhiều container. Hiểu đơn giản thì khi chủ lô hàng muốn vận chuyển hàng hóa với lượng hàng hóa đồng nhất có thể chất đầy một hay nhiều container thì gọi đây là hàng FCL.
Consolidation (tạm dịch là sự hợp nhất) là khái niệm dùng trong hoạt động xuất/ nhập khẩu hàng hóa, được hiểu là hoạt động tập hợp và ghép các lô hàng LCL của nhiều chủ hàng với nhau để chất đầy một container hàng, sau đó sẽ vận chuyển đến điểm đích.
Nếu như Consolidation là hoạt động tập hợp các lô hàng LCL lại với nhau thì Consolidator chính là nhân viên/ công ty thực hiện hoạt động đó. Công việc của họ là tìm kiếm và tập hợp nhiều lô hàng, sau đó tiến hành vận chuyển.
Khi đã tập hợp số lượng lô hàng LCL của các chủ hàng khác nhau để đóng gói thì Consolidator (người gom hàng lẻ) sẽ tập kết chúng tại một nơi, nơi này gọi là kho CFS (Container Freight Station tạm dịch là trạm vận chuyển Container).
Nhiều người kinh doanh hay chuyên về xuất nhập khẩu hàng hóa thường lựa chọn hình thức vận chuyển hàng LCL vì những ưu điểm sau đây:
Vận chuyển hàng LCL là giúp người kinh doanh tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí
Khi sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng LCL, người kinh doanh sẽ được lựa chọn một trong hai hình thức là vận chuyển trực tiếp (Direct) và trung chuyển (Via). Cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa 2 hình thức vận chuyển hàng LCL:
Hình thức vận chuyển trực tiếp được các bên chuyên giao nhận nhắc đến với cụm từ “đi direct”. Khi vận chuyển theo cách này, các lô hàng LCL lẻ sẽ được chất lên container, sau đó chuyển thẳng đến điểm đích mà không cần phải chuyển qua container nào khác tại các điểm trung gian. Hình thức này có thể hạn chế được một số rủi ro như thất lạc, hư hỏng… khi phải chuyển hàng qua container khác trong quá trình vận chuyển.
Ngược lại với vận chuyển trực tiếp là hình thức trung chuyển (Via). Với hình thức vận chuyển này, các lô hàng sau khi được chất lên container sẽ không được chuyển thẳng đến điểm đích mà sẽ được chuyển qua một container khác tại trạm dừng trung gian. Quá trình này bắt buộc phải dỡ hàng từ container này sang container khác và có thể phát sinh rủi ro. Thông thường, với những đơn vị vận chuyển giao nhận không thể đến trực tiếp điểm đích mà khách hàng mong muốn sẽ sử dụng hình thức này.
Có 2 hình thức vận chuyển hàng LCL là vận chuyển trực tiếp (Direct) và trung chuyển (Via)
Để quá trình giao hàng LCL được diễn ra thuận lợi, người kinh doanh phải hiểu rõ và thực hiện theo đúng quy trình. Cụ thể như sau:
Bên đơn vị kinh doanh và đơn vị mua hàng sẽ phải đàm phán và trao đổi với nhau về các điều khoản ràng buộc trong hợp đồng trước khi tiến hành hợp tác. Tất nhiên, những điều khoản cần nắm rõ nhất trong hợp đồng sẽ là điều khoản về giao vận và hàng hóa.
Đơn vị kinh doanh sẽ phải đảm bảo lô hàng của mình có thể xuất khẩu bằng cách xin giấy phép xuất khẩu. Tùy vào mặt hàng vận chuyển mà người kinh doanh phải xin giấy phép xuất khẩu phù hợp. Tuy nhiên không nhất thiết tất cả các loại hàng hóa đều cần giấy phép, do đó, người kinh doanh cũng nên kiểm tra kỹ trước khi tiến hành giao hàng xuất khẩu.
Trước khi giao hàng đến đơn vị vận chuyển, người kinh doanh cần phải đảm bảo đã nhận được tiền thanh toán hoặc ít nhất là tiền đặt cọc nào đó từ đơn vị nhập hàng. Đây là khâu rất quan trọng vì người kinh doanh sẽ có thể đối mặt với rủi ro nếu lô hàng của mình được giao đi trước khi nhận được khoản tiền nhất định.
Người kinh doanh nên tìm hiểu và lựa chọn các công ty uy tín trong việc vận chuyển hàng, nhằm đảm bảo lô hàng sẽ được nguyên vẹn nhất cũng như có thể chuyển đến doanh nghiệp nước ngoài mình mong muốn.
Để có thể nhận hàng lẻ LCL mà không gặp bất kỳ trục trặc gì, người kinh doanh có thể tham khảo quy trình dưới đây:
Người kinh doanh nên tìm hiểu về nhà cung cấp cũng như hàng hóa chuẩn bị nhập có đủ các giấy chứng nhận chưa. Sau đó, tiến hành trao đổi và ký kết hợp đồng. Trong đó, các điều khoản về thanh toán, bảo hành hàng hóa… cần được làm rõ trong hợp đồng để tránh những phát sinh không mong muốn.
Tương tự như xuất hàng hóa, người kinh doanh muốn nhập khẩu hàng cũng cần xin giấy phép. Với một số nhóm hàng hóa sẽ cần phải được cơ quan quản lý nhà nước cho phép. Tất nhiên không phải hàng hóa nào cũng cần giấy phép, do đó người kinh doanh có thể bỏ qua bước này nếu không cần thiết.
Sau khi đàm phán và hoàn tất hợp đồng, người kinh doanh cần phải thanh toán tiền cọc hoặc thanh toán tiền hàng theo đúng những gì đã ký kết trong hợp đồng ngoại thương. Bước này giúp đảm bảo sự chắc chắn cho cả hai bên.
Dựa vào những điều khoản đã ký kết trong hơp đồng, bên cung cấp sẽ phải giao hàng theo lịch đã cam kết, đồng thời họ sẽ phải hoàn thành bộ chứng từ xuất khẩu hàng hóa đúng theo hợp đồng. Người kinh doanh cần kiểm tra cẩn thận bộ chứng từ này để đảm bảo cho việc nhận hàng diễn ra thuận lợi.
Khi hàng hóa đã cập cảng Việt Nam, hàng hóa vẫn có các bước kiểm tra liên quan. Bên nhà nhập khẩu sẽ phải mang đầy đủ giấy tờ, chứng từ để làm thủ tục hải quan thông quan.
Khi các lô hàng đã được đóng dấu thông quan, người kinh doanh đã có thể đến kho CFS để nhận hàng và sau đó vận chuyển về kho. Ở bước này, người kinh doanh có thể sẽ phải thanh toán một vài khoản phí còn lại để nhận hàng.
Để quá trình nhận hàng LCL suôn sẻ, người dùng nên làm theo đầy đủ các bước
Như vậy, bài viết đã mang đến cho bạn đọc một số thông tin liên quan đến chủ đề hàng LCL là gì. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về hàng LCL, cũng như hiểu rõ hơn về quá trình xuất nhập hàng LCL để quá trình nhập hàng hoặc xuất hàng khi kinh doanh thuận lợi hơn.